Làm thế nào để giúp trẻ nhút nhát tỏa sáng?

Chắc hẳn rằng bậc cha mẹ nào cũng hi vọng con em mình được sở hữu một tính cách tự tin. Nhưng nếu con bạn là có bản tính nhút nhát? Gợi ý sau đây sẽ giúp trẻ.

Chắc hẳn rằng bậc cha mẹ nào cũng hi vọng con em mình được sở hữu một tính cách tự tin. Nhưng nếu con bạn là có bản tính nhút nhát? Gợi ý sau đây sẽ giúp trẻ.


Trẻ nhút nhát thường có biểu hiện lo sợ với người lạ. Ảnh: Getty images


Cũng giống như bề ngoài có đủ hình dạng và kích cỡ, trẻ sinh ra cũng sẽ có tất cả các tính cách khác nhau. Tôi thường thấy các bậc cha mẹ lo ngại, tại sao con nhà tôi không tự tin? Tại sao con tôi hay ngồi yên và tỏ ra nhút nhát? Thực chất, rụt rè không thực sự là một vấn đề tâm lý, đó là biểu hiện tự nhiên của một loại tính cách. Nhút nhát chắc chắn không phải là một rối loạn lâm sàng! Nó thực sự không có nhiều bất thường hơn một đứa trẻ là quá tự tin hay của một người hướng ngoại.


Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng là nhút nhát gần như là một tài năng thiên phú, vì người nhút nhát có xu hướng đam mê và sáng tạo. Tương tự như vậy, người nhút nhát thường trung thực, nhẹ nhàng, khiêm tốn hơn. Người nhút nhát cũng biết chăm sóc và thông cảm với người khác hơn. Vậy trong khi người lớn nhút nhát có thể phát triển những phẩm chất quý giá này, thì chúng ta cũng nên tin rằng rồi con trẻ của mình cũng sẽ có được những tính cách tốt lành. Cha mẹ đừng nên tỏ ra quá nóng ruột về biểu hiện rụt rè của con, điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp lên trẻ. Nhiều trẻ nhút nhát tôi gặp thường trong tình trạng báo động vì thường tỏ ra lo lắng và sợ hãi, điều đó chắc hẳn không tốt cho sự phát triển của trẻ. Đó cũng là trường hợp trẻ nhút nhát có thể có nguy cơ phát triển theo hướng tiêu cực, thiếu tự ti hay lo lắng bị bỏ rơi hay bị bắt nạt khi chúng lớn lên.


Một trẻ nhút nhát có thể chậm hơn trong giao tiếp bằng mắt, nhưng cuối cùng cũng sẽ đạt được điều đó và trẻ hoàn toàn có thể tham gia khi trẻ cảm thấy yên tâm, tin cậy. Một đứa trẻ nhút nhát có thể khó khăn ban đầu nhưng sẽ dần dần đi đến hòa nhập với những người khác một cách lịch sự. Một đứa trẻ nhút nhát thường chỉ thích chơi một mình một cách lặng lẽ, cô đơn, nhưng có thể đó chỉ là thời gian đầu khi trẻ gia nhập vào một tập thể mới còn lạ với bạn bè và ngại ngùng với những người lớn chưa quen biết.Sự nhút nhát trở thành một vấn đề lâm sàng khi đứa trẻ trở nên hung hăng, hay đập phá đồ vật hoặc dễ bị tổn thương. Trẻ có thể đánh bạn hoặc người lớn hoặc các đối tượng chỉ đơn giản là để "thoát khỏi" sự "vây hãm". Tương tự như vậy, nhút nhát của trẻ sẽ trở thành vấn đề khi nó ngăn cản trẻ phát triển và hòa nhập - nếu trẻ quá nhút nhát đến nỗi không thể chơi với những đứa trẻ khác trong một khoảng thời gian dài, do đó không phát triển được các kỹ năng xã hội và vui chơi.


Đối phó với sự nhút nhát
Điều quan trọng là bạn không nên giữ định kiến: "Con là một đứa trẻ nhút nhát" như khẳng định rằng sự nhút nhát của trẻ là một vấn đề đáng lo ngại, đáng xấu hổ... Điều này có thể biến thành lời tiên tri "ám" vào suy nghĩ của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng tập trung vào những mặt tích cực của con bằng cách sử dụng những lời động viên, chẳng hạn như "con học tốt sẽ tự tin hơn ... ", hay "con nhút nhát nhưng cũng biết mỉm cười với những lạ, như thế là tốt rồi"...


Cách cư xử này của bạn cũng cần khéo léo. Chẳng hạn nhà bạn có khách, có thể là bạn bè hoặc người thân của bạn nhưng với trẻ thì chưa phải là người quen thuộc. Những người khách vừa tới đã nhanh chóng bế thốc bé lên và nựng nịu, hành động đó có thể sẽ bị trẻ phản ứng mạnh mẽ, tỏ ra sợ hãi, khóc lóc hoặc thậm chí đánh đấm khách... Hành động đột ngột và đáng báo động như vậy bạn cần lường trước và cảnh báo cho khách và cho trẻ sự chuẩn bị tinh thần, làm quen, trò chuyện dần dần.


Ngoài ra, cũng không nên đặt quá nhiều chú ý vào trẻ, buộc trẻ phải làm những điều mà chúng không muốn làm phá vỡ những thói quen của chúng - vì điều này có thể dẫn đến hành vi chống đối hơn. Thậm chí những lời dạy bảo mang tính bắt buộc như "con phải nhìn vào mắt mẹ, con không được thô lỗ, con phải..." thường xuyên sẽ có tác dụng ngược lại và kết quả là làm gia tăng sự nhút nhát của trẻ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng, đối xử với trẻ nhút nhát thì không được thô lỗ, mạnh bạo, nghịch ngợm hoặc bất lịch sự. Chúng luôn muốn được chào đón, chậm rãi, đúng "quy trình", nhưng vì tính cách nên chúng không muốn thể hiện ra.


Đổ vỏ nhút nhát

Đứa trẻ nhút nhát của bạn sẽ trở nên thích thú và tự tin hơn với vấn đề tích cực và được khuyến khích. Hãy cố gắng chậm rãi, từ từ. Sự nhút nhát cho thấy rằng trẻ cần được yên tâm và cảm thấy tự tin ở mỗi bước nhỏ. Bạn hãy bắt đầu trên bất kỳ thành công nhỏ nào của trẻ. Ví dụ, nếu bé tự tin gần gũi với bà hãy cố gắng khuyến khích trẻ làm điều điều này với những người khác: "Con rất tuyệt khi ôm hôn bà, giờ con cũng hôn "nhanh" dì/cô/cậu... nhé!". Một yếu tố quan trọng là bé không muốn bị kiểm soát, vì vậy bạn có thể thêm rằng những cái ôm với dì/cô sẽ "chỉ là một cái ôm nhanh chóng, tích tắc mà thôi - miễn là con thấy thích và cảm thấy thoải mái.


"Từ từ "thả" trẻ chơi cùng người khác, thay vì chỉ có bạn. Bạn bắt đầu bằng cách chơi với trẻ như thông thường, rồi nói với trẻ rằng bạn cần đi làm gì đó và ai sẽ thay thế bạn trong vài phút. Hãy chắc chắn rằng người thay thế bạn không quá vồn vã hay hách dịch cũng không quá xa lạ với trẻ - để cuộc gặp gỡ ban đầu thuận lợi.


Giúp bé nhút nhát cũng liên quan đến việc không vô tình phá hoại sự phát triển. Đương nhiên là bạn luôn muốn bảo vệ con mình, nhưng cũng không cần thiết là lúc nào bạn cũng phải túc trực để "giải cứu" cho trẻ. Trẻ tuy nhút nhát nhưng cũng sẽ có bản năng để tự biết xử lý tình huống của mình. Sự theo sát quá sát sao của bạn đôi khi làm trẻ trở nên nhút nhát hơn vì quen được nâng đỡ, quen được chỉ dẫn, trẻ sẽ lo lắng khi phải tự đưa ra quyết định của mình, trở nên thiếu tự tin vào bản thân.


Cuối cùng, để vượt qua sự nhút nhát cần phải kiên nhẫn, bảo đảm và phát triển dần dần. Bạn cần gắn bó với con, khuyến khích và hỗ trợ để biến đặc điểm nhút nhát của trẻ thành những ưu điểm của tính cách.