Làm gì khi trẻ bị trầm cảm

Trầm cảm là trạng thái khi trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và thờ ơ trong cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm có thể khiến họ không muốn tham gia các hoạt động hàng ngày.

Trầm cảm là trạng thái khi trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và thờ ơ trong cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm có thể khiến họ không muốn tham gia các hoạt động hàng ngày.

Trầm cảm ở trẻ em có thể là vấn đề chỉ xảy ra một lần hoặc có thể tiếp tục. Nhiều trẻ em gặp vấn đề trong hàng tuần hoặc hàng tháng. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể tái diễn và trầm trọng hơn.

Trẻ em bị trầm cảm có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn khi đến tuổi thanh thiếu niên và người lớn về sau.

Thậm chí, trầm cảm có thể ảnh hưởng lên cả trẻ sơ sinh – những trẻ có xu hướng không đáp ứng với ba mẹ hay người nuôi, thờ ơ, khóc không dỗ được hoặc có vấn đề trong việc ăn uống.

Dấu hiệu nào cho biết trẻ bị trầm cảm.

Theo nghiên cứu, sau đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có khả năng mắc bệnh trầm cảm:

  • Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm và rối loạn trong giấc ngủ, giật mình nhiều lần.
  • Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ: Bình thường là đến giờ đó bé đòi bú nhưng mấy bữa nay bé có dấu hiệu bỏ bú hay bú rất ít.
  • Chậm phát triển về nhận thức và hoạt động: Thường hơn 1 tuổi bé sẽ biết nói, bò được nhưng nếu đến 2, 3 tuổi mà bé vẫn chưa có biểu hiện nào hết, đó cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
  • Sự tập trung chú ý và trí nhớ của trẻ kém: Một số trẻ sớm biểu hiện tâm trạng qua việc chúng hay quên những việc cần phải làm hay một nhiệm vụ nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng, chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
  • Trẻ hay cáu gắt bất thường: Trẻ dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu, và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn, hay trước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.

 

Trẻ bị trầm cảm thường hay ngồi ủ rũ 1 mình không muốn tiếp xúc với mọi người

Khi phát hiện ra trẻ có dấu hiệu trầm cảm ba mẹ cần làm gì?

Đưa bé đi khám sức khỏe đầy đủ

Có những tình trạng bệnh của cơ thể có biểu hiện giống như bệnh trầm cảm. Ví dụ như đái tháo đường, thiếu máu, hay đơn giản là viêm nhiễm do liên cầu… Đó là lý do ba mẹ cần đưa bé đi khám sức khỏe khi thấy có dấu hiệu lạ ở bé để loại trừ các nguyên nhân thực thể.

Nếu sau khi bé được thăm khám kĩ càng và kết luận là không có tình trạng bệnh lý nào gây ra các dấu hiệu, triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, buồn bã của bé, cha mẹ hãy đưa bé đến chuyên gia sức khỏe tâm thần, chuyên về rối loạn cảm xúc.

Đánh giá một cách tổng quát từ mắt nhìn của chuyên gia có thể biết được bé có bị trầm cảm hay không và chọn lựa phương pháp điều trị tốt nhất. Gặp chuyên gia cũng có thể giúp cha mẹ biết liệu bé có đang phải vật lộn với những vấn đề chưa thấy rõ. Điều này có nghĩa là bé đang có những dấu hiệu của trầm cảm nhưng chưa đến mức đủ hết các tiêu chuẩn chẩn đoán của loại rối loạn cảm xúc này. Quan trọng là cha mẹ biết được trẻ đang có những dấu hiệu dẫn đến trầm cảm để tìm cách ngăn chặn trầm cảm thực sự ở bé.

Trẻ cần điều trị hiệu quả

Trầm cảm không tự nhiên mất đi. Đây là một loại bệnh mãn tính mà không phải cứ thể hiện thái độ muốn hết hay gạt qua một bên là có thể hết bệnh được. Trầm cảm không thể biến mất dù cha mẹ có la mắng trẻ, quản lý nghiêm ngặt hay lờ nó đi. Dùng các liệu pháp trị liệu trong khi bé chơi và liệu pháp gia đình sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ nhỏ ở tuổi mới biết đi hoặc tuổi đi mẫu giáo. Liệu pháp nói chuyện cá nhân lại giúp ích nhiều hơn đối với thanh thiếu niên. Một số trẻ sẽ cần điều trị bằng thuốc.

Khi trẻ bị trầm cảm nên thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để trẻ có cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với bạn bè và mọi người xung quanh nhiều hơn. Khi trẻ vận động nhiều sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn hoạt bát hơn.

Hình ảnh bé vui chơi với đồ chơi ngoài trời

Lời khuyên dành cho các cha mẹ có con bị trầm cảm là hãy đọc thật nhiều các tài liệu về trầm cảm ở trẻ nhỏ và tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực rối loạn cảm xúc. Có một đứa con bị trầm cảm là một thách thức lớn đối với các bậc làm cha làm mẹ.