Bàn ghế, nội thất trường học đóng không đúng kiểu, chiều cao không phù hợp với tầm vóc học sinh là nguyên nhân chủ yếu gây vẹo cột sống học đường. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường cho thấy, những năm 2000 có 30% học sinh tiểu học bị vẹo cột sống.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (bắt đầu từ những năm 2000) và các nhà chuyên môn về vệ sinh học đường, việc đóng mới bàn ghế cho học sinh, nội thất phòng học trường học phải tuân theo 5 yêu cầu cơ bản sau:
- Bàn, ghế phải rời nhau, ghế phải có thành tựa lưng.
- Kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh, cụ thể: chiều cao bàn = 42%, chiều cao ghế = 26% chiều cao thân thể. Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5- 0 độ so với đường thẳng đứng; chiều rộng ghế = 2/3-3/4 chiều dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4- 0,5 m.
- Thuận tiện khi học sinh đứng lên, ngồi xuống, lúc vào học, ra chơi và khi tan trường.
- Bố trí hợp lý trong một lớp học.
- Đẹp và chắc chắn.
Đặc biệt với nội thất trường học mầm non chúng ta càng phải chú ý hơn nữa. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi bắt đầu nghịch nghợm, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần nên là đối tượng được ưu tiên hàng đầu.
Đối với trẻ học mẫu giáo: nên chọn ghế có chiều cao 28-30cm và bàn ngồi mẫu giáo nên có độ cao 50cm. Màu sắc nên tươi sáng, nhẹ nhàng với các trang trí ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Chức năng: có thể kết hợp vừa là bàn học vừa là bàn chơi. Bé sẽ rất tự hào khi có một góc học tập riêng để tập tô chữ, tô màu, để những cuốn truyện tranh cổ tích của bé.
Mẫu bàn học cho trẻ học mẫu giáo.
Bàn có vị trí để bút màu, đồ thủ công và truyện sách của bé