Với những món đồ chơi lắp ghép các bé có thể chơi một mình hay chơi với các bạn, người thân một cách hứng thú và tận hưởng không gian khám phá thú vị từ những món đồ chơi đó.
Những đứa trẻ rất yêu thích vận động, tung tăng sớm ngày với bạn bè, cùng nhau vui chơi các trò chơi vận động, chia sẻ những món đồ chơi trẻ em để “lớn lên” cùng nhau. Bé có thể cùng nhau đạp xe đạp, chơi nhà bóng, cầu trượt cho bé… Bên cạnh đó, bé còn rất thích những món đồ chơi mang tính sáng tạo, khéo léo và tư duy như đồ chơi lắp ghép.
Vì vậy, hãy giúp bé có được những món đồ chơi trẻ em an toàn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mang lại hứng thú cho bé với những chi tiết tháo lắp sáng tạo.
1. Chọn đồ chơi cho bé học lắp ráp phù hợp độ tuổi
- Nhóm đồ chơi lắp ráp cho bé trước khi tới trường
Độ tuổi này nhận thức của bé chưa thức sự phát triển nên đừng ham mê chức năng phát triển trí thông minh mà chọn cho con những món đồ chơi phức tạp, vượt quá giới hạn nhận thức khiến trẻ chán nhản, không phát huy được món đồ chơi cũng như có thể gặp tai nạn khi không biết cách chơi, nhận thức nguy hiểm khi chơi không đúng cách.
Thông thường, khi bé chưa tới trường bố mẹ cũng có thể chọn các loại đồ chơi lắp ráp cơ bản để bé học nhận biết, làm quen với màu sắc, hình khối, chữ số, chữ cái cơ bản và rèn luyện một số kỹ năng quan sát, ghi nhớ và khéo léo cũng như tính cách cẩn thận của mình như: bộ đồ chơi thả khối, xếp khối…
- Nhóm đồ chơi lắp ráp cho bé khi đến trường
Đối với bé khi bước vào tuổi đến trường ngoài việc cho bé tiếp tục làm quen với đồ chơi màu sắc, đếm số thì bố mẹ có thể tăng độ kho cho bé với đồ chơi bắt đầu học tính cơ bản.
Đồng thời, cho bé chơi với những miếng hình khối để bé lắp ghép thành xe, nhà, lều trại… Học cách sắp xếp nhà, xây dựng các không quan theo sự quan sát và ý tưởng riêng của bé như các mô hình nhà ga, sân bay, cầu vượt, công viên…
2. Chọn đồ chơi lắp rắp an toàn cho bé
- Đối với các bé nhỏ dưới 3 tuổi bố mẹ nên chú ý đến kích thước của món đồ chơi xếp hình, tránh chọn đồ chơi quá nhỏ sẽ khiến bé không nhận thức được nguy hiểm và tò mò ngậm, nuốt phải các mảnh ghép gây tai nạn.
- Về chất liệu, bố mẹ có thể chọn đồ chơi trẻ em lắp ráp bằng nhựa hay bằng gỗ nhưng nhất định phải chọn đồ chơi có thương hiệu, nhãn mác và kiểm định chất lượng rõ ràng để bé khi tiếp xúc, vui chơi thậm chí có vô tình ngậm phải cũng không bị nhiễm hóa chất độc hại.
Hiện nay, bố mẹ thường hay chọn những bộ đồ chơi lắp ráp bằng gỗ, hay đồ chơi lego vì chúng được sản xuất theo quy chuẩn an toàn, thiết kế khoa học và chức năng tốt đối với bé. Đồ chơi lắp ráp trên thị trường có rất nhiều loại từ nhựa, gỗ, kim loại và độ khó khác nhau vì thế bố mẹ khi mua đồ chơi xếp hình cần chú ý đến khả năng nhận thức của bé ở từng giai đoạn phát triển và chất liệu, thiết kế của món đồ chơi.