Mua đồ chơi cho con thế nào là hợp lý?

Các loại đồ chơi và cách chơi với con để làm sao không chỉ chơi mà còn giúp con học tập và phát triển những phẩm chất đáng quý.

Các bà mẹ ông bố mua đồ chơi, đã chơi với con đã có những chia sẻ cảm nhận về các loại đồ chơi và cách chơi với con để làm sao không chỉ chơi mà còn giúp con học tập và phát triển những phẩm chất đáng quý.


Topic này sẽ giúp các bố mẹ có định hướng tốt hơn về đồ chơi cho con và biết cách đầu tư hiệu quả hơn vào đồ chơi cho con.


"Từ 8 tháng đến 2 tuổi: các trò chơi nhiều màu sắc, hình khối và các trò chơi liên quan đến việc sử dụng các đầu ngón tay vì sự kích thích của các đầu ngón tay cũng là một yếu tố kích thích trí não: xếp hình theo các khối đơn giản.

Sách truyện: chữ to, sách dày (loại không xé được), nhiều hình ảnh màu sắc, cốt truyện đơn giản kể cho con nghe. Với lứa tuổi này cho con chơi truyện, tập giở trang sách cũng là một cách kích thích não phát triển thông qua sự tiếp xúc các đầu ngón tay.

 



Từ 2 tuổi đến 4 tuổi: các trò chơi mang tính logic, đòi hỏi suy nghĩ hơn: xếp hình thành các con vật hay các hình ngôi nhà, tàu hỏa... các bảng xếp hình bằng gỗ với yêu cầu xếp theo số từ 1- 10-20... hoặc khá hơn nữa là xếp theo bảng chữ cái.

Sách truyện: chữ to, nhiều chữ hơn và nhiều hình ảnh minh họa. Các câu chuyện có cốt truyện phức tạp hơn. Các loại trò chơi tư duy, toán học, logic cho trẻ từ 2-4 tuổi.

 

Từ 4- 5 tuổi: các trò chơi mang tính phức tạp hơn, yêu cầu tư duy nhiều hơn: các trò chơi xếp hình 20 - 50 mảnh, các trò chơi vận động thiên về nghệ thuật như múa, vẽ, nhạc, cờ vua...

Sách truyện: Các loại trò chơi tư duy, toán học, logic cho trẻ từ 4-5 tuổi. Sách truyện thiên chữ nhiều hơn hình để giúp con hình thành thói quen đọc các câu chuyện dài mà không ngại, hạn chế các con tiếp xúc với truyện tranh (chỉ có hình và lời đối thoại) sớm, vì loại truyện này sẽ ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của các con."