Quy tắc cho trẻ nhỏ tập bơi

Trời bắt đầu vào mùa hè, nhiều bậc phụ huynh cho con đến hồ bơi để “giải nhiệt”. Tuy nhiên các hồ bơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cũng như nguy hiểm cho trẻ. Vậy làm sao để thời gian trẻ vui chơi dưới nước thỏa thích mà cha mẹ không phải lo lắng?

Trời bắt đầu vào mùa hè, nhiều bậc phụ huynh cho con đến hồ bơi để “giải nhiệt”. Tuy nhiên các hồ bơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cũng như nguy hiểm cho trẻ. Vậy làm sao để thời gian trẻ vui chơi dưới nước thỏa thích mà cha mẹ không phải lo lắng?
1. Dạy bơi cho trẻ
Nguyên tắc đầu tiên để giảm nguy cơ đuối nước là dạy trẻ học bơi.
Theo ý kiến chung của các bác sĩ nhi khoa, bạn không nên cho con dưới 1 tuổi học bơi vì khi này bé chưa đủ cứng cáp để làm chủ được các vận động của cơ thể, chưa kiểm soát được thân nhiệt, hệ miễn dịch của bé cũng chưa đủ khỏe. Sau 1 tuổi, bé được học bơi đàng hoàng sẽ giảm nguy cơ đuối nước một cách đáng kể.

Hoặc bố mẹ hãy sắm cho bé con nhà mình một chiếc bể bơi tiện dụng tại nhà. Vừa sạch sẽ, tiện dụng lại an toàn cho bé, bố mẹ không phải lo sợ khi cho con chơi thoải mái với nước nữa.


2. Trước khi bơi:
Nên nhắc nhở và dạy con trẻ những nguyên tắc an toàn cơ bản như không được chạy nhảy ở gần hồ bơi, không xuống nước hoặc lại gần hồ bơi khi không có người lớn đi kèm…; bố mẹ cũng nên học các biện pháp sơ cấp cứu cơ bản.
Cẩn trọng khi dùng phao bơi cho bé
Dù cho có huấn luyện viên và nhân viên cứu hộ ở bể bơi, bạn vẫn phải luôn để mắt trông chừng con.
Theo lời khuyên của AAP và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi cho con dùng phao; vì khi cho con dùng phao, cả các bậc phụ huynh lẫn trẻ nhỏ đều có một cảm giác an toàn giả tạo và rất dễ trở nên lơ đãng, bất cẩn.
Không để trẻ bơi giữa trời nắng gắt
Bố mẹ tuyệt đối không nên để trẻ bơi vào buổi trưa, dưới trời nắng gắt (thường là vào khoảng 11 – 13h hàng ngày), bởi vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang cao, mồ hôi ra nhiều, nếu gặp nước sẽ rất dễ nhiễm lạnh. Thay vào đó, nên cho trẻ bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi và an toàn cho sức khỏe của con.
Vào buổi sáng khi trời còn mát, nước trong bể bơi hoặc dưới sông, hồ khá lạnh, không nên để trẻ cởi quần áo nhảy xuống nước ngay mà phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước.
Không nên bơi trước và sau khi ăn
Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức
Bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn…
Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Không nên cho trẻ bơi quá lâu
Nắng nóng, nhiều người không thích lên bờ mà ngâm mình quá lâu dưới nước. Với trẻ nhỏ, chỉ nên bơi từ 30 – 45 phút, người lớn chỉ bơi khoảng 1 – 1,5 tiếng.
3. Sau khi bơi
Sau buổi bơi, trẻ phải xì mũi thật sạch và đẩy nước ra khỏi tai (dạy trẻ nghiêng tai có nước xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên). Lau sạch ống tai bằng một que bông sạch.
Sau khi bơi lội, mẹ nên nhỏ argyrol 1-2% vào hai lỗ mũi của trẻ, sau đó cho súc miệng và họng bằng nước muối.
Nếu trẻ đang bị đau mắt, viêm tai, mũi, họng, tắc mũi, sổ mũi… tạm thời không nên bơi lội.